Trịnh Tùng Thảo_luận_Thành_viên:Trungda

Em đọc Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản này (1) ghi rất rõ Trịnh Tùng "bức vua thắt cổ chết", đơn giản và rõ ràng. Nhưng sang bản này (2) lại có 1 đoạn văn lạ lùng, nhằm che dấu hành động "giết vua" của họ Trịnh:

"Ngày 12 tháng 5, chúa ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan. Chúa thân bưng mâm vàng trầu cau [22a] bước ra, khóc mà nói rằng: "Thời kỳ họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình. Tôi tôn phò ba triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã bảy mươi. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này"...Các thần liêu văn võ ai cũng phẫn uất. Nguyễn Danh Thế, Lê Bật Tứ, Nguyễn Duy Thì đều kiên quyết nói: "Con bất hiếu thì phải giết, vua vô đạo thì phải phế" và xin cho Xuân được tự tử. Lại theo việc trước đây Y Doãn Hoắc Quang đã làm [bắt giam vua]. Các triều thần đều theo lời bàn đó. Chúa nói: "Đây là việc lớn, các ông chớ nên khinh suất". Nguyễn Danh Thế xin bắt Trịnh Xuân, bãi hết quan tước, binh quyền, giam vào nội phủ. Chúa nghe theo. Giết nghịch đảng là bọn Văn Đốc. Nhà vua thì xấu hổ, nói với hoàng hậu rằng: "Ta còn mặt mũi nào mà gặp vương phụ nữa", bèn [22b] tự thắt cổ, rồi băng.Chúa nghe tin rất sửng sốt, thương xót. Sớm hôm sau gọi các bề tôi vào nói: "Tai biến của trời không phải vô cớ mà sinh ra, không ngờ nay lại thấy việc này. Nên làm sao bây giờ? ". Các quan đều nói: "Thánh thượng chí đức. Nhà vua làm điều vô đạo, tự dứt với mệnh trời, thì lễ tang tế nên tước giảm bớt đi". Chúa bảo: "Lòng ta không nỡ". Bèn sai vẫn dùng lễ đối với thiên tử. Triều đình bàn không nên đưa vào thờ ở thái miếu mà lập một điện riêng để thờ cúng, dâng thuỵ là "Giản Huy Đế" táng ở lăng Bố Vệ."

Không rõ vì sao 1 bộ Toàn thư lại có 2 bản khác nhau như vậy? Phải chăng bản (2) là do sử thần thế hệ sau thêm thắt vào bản (1) để che dấu tội ác của họ Trịnh?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:55, ngày 24 tháng 8 năm 2017 (UTC)

Theo em có 1 sự thật khiến Trịnh hay bị hạ thấp so với Nguyễn, đó là Nguyễn được điều kiện lịch sử đưa đẩy để mở đất về phương Nam, hoàn tất bản đồ chữ S, xác lập chủ quyền Hoàng Sa,... Việc mất đi danh tiếng lịch sử này chắc cũng là hậu quả của việc Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn không đánh dứt điểm được Nguyễn. Ngày nay, so ra giữa 2 Lê (Tiền Lê + Hậu Lê), Lý, Trần, Hồ, Mạc, Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn thì quả thật Trịnh thuộc hạng khá mờ nhạt vì không có chiến tích mở cõi, đánh ngoại xâm, có lẽ không phải các chúa không giỏi mà là không có điều kiện.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:02, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)

Theo anh, về tính cách, cách cai trị, thành bại,... giữa Ung Chính nhà Thanh và Minh Mạng nhà Nguyễn có liên quan gì với nhau không? Em thấy hai vua đều cứng rắn, quyết định và chống tham nhũng mạnh nhưng dường như Ung Chính vẫn được ngườI TQ ca ngợi nhiều hơn người VN đối với Minh Mạng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:27, ngày 31 tháng 8 năm 2017 (UTC)

Thực ra em thấy vua Lê Hồng Đức cũng có 1 số phẩm chất giống 2 nhân vật trên, cứng rắn với anh em và bầy tôi, chống tham nhũng quyết liệt, mở rộng bờ cõi. Nhưng có lẽ vua Lê sinh đúng thời (thế kỷ 15: chế độ Nho giáo đang phát huy hiệu quả; kẻ thù Chiêm Thành đã suy sụp; nhà Minh không còn dám gây sự) nên để lại danh thơm hơn hai vua Thanh, Nguyễn ở trên.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:51, ngày 5 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Trungda http://www.mtat.macdinhchi71.com/suutam/truyen/dai... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.bienphong.com.vn/dan-lang-yen-so-chong-... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=%C4%91%E1%... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=M%E1%BB%B9... http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/c/document_li... http://soha.vn/quoc-te/de-che-bi-khinh-re-cua-tan-... http://vanhien.vn/news/Nha-Mac-voi-3-thoi-ky-lich-... https://baike.baidu.com/item/%E9%AB%98%E5%B9%B3%E8... https://book.douban.com/subject/20505129/